Sunday, June 22, 2014

Tóm Tắt Nội Dung Luận Văn

LỜI MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
      Tỉnh Bình Định đến nay vẫn là tỉnh thuần nông, mặc dù công nghiệp trong những năm qua có bước phát triển đáng kể, đã hình thành nhiều khu kinh tế: khu kinh tế Nhơn Hội, khu công nghiệp Phú Tài, khu công nghiệp Nhơn Hòa và nhiều cụm công nghiệp cấp huyện khác ở từng địa phương nhưng đa số lao động dân cư vẫn gắn liền với lao động nông nghiệp, nông thôn.
      Trong những năm qua, tỉnh có nhiều dự án phát triển kinh tế ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, nhưng nhìn chung vẫn thuần trồng trọt, chăn nuôi ở qui mô trang trại nhỏ và phạm vi hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người bằng 2/3 thu nhập của dân cư nông thôn trong cả nước. Đó là vấn đề cấp bách cần có giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp.
      Đối với thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định là một thị xã mới thành lập trên cơ sở huyện An Nhơn, trong địa bàn thị xã An Nhơn đang triển khai một số đề án phát triển kinh tế nông nghiệp của thị xã, nên việc nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp của thị xã An Nhơn là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đó, bản thân là một học viên cao học ngành kinh tế phát triển rất muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của bản thân và góp phần vào sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Nhơn. Nhìn nhận được sự cần thiết trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định” nghiên cứu Luận văn thạc sĩ.
2-Mục tiêu của đề tài
    * Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn, từ đó đề ra những giải pháp khoa học nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, góp phần phát triển KT-XH nâng cao đời sống người dân.
    * Mục tiêu cụ thể:  Từ những vấn đề lý luận cơ bản đã được nắm bắt có liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp; đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn trong những năm qua; xác định được những thế mạnh, tồn tại yếu kém, nguyên nhân chủ yếu của phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn; đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã trong thời gian tới.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; quá trình phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.
    * Phạm vi nghiên cứu:  - Về không gian nghiên cứu: Thị xã An Nhơn và một số chỉ tiêu cần thiết của một số địa phương trong tỉnh Bình Định để làm cơ sở so sánh, đánh giá.
      - Về thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2005-2010 và 2011; định hướng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
4- Phương pháp nghiên cứu
      Sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích số liệu, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia,… theo nhiều cách riêng lẽ, kết hợp; phương pháp thực tế, quan sát nắm tình hình, thu thập tài tiệu, số liệu, thông tin.
      Cách tiếp cận: Tiếp cận vĩ mô; Tiếp cận thực chứng; Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận lịch sử.


5- Ý nghĩa khoa học của đề tài
      + Hệ thống cơ bản các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp với những đặc điểm của địa phương là đô thị mới thành lập; Đóng góp vào định hướng và giải pháp khoa học trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần phát triển KT-XH thị xã An Nhơn giai đoạn năm 2012-2015, đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
6- Tổng quan tình hình nghiên cứu
     Trong quá trình nghiên cứu làm luận văn, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu từ các giáo trình, sách, bài giảng, bài, báo viết, tạp chí và các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó có một số tài liệu quan trọng sau đây:
      * Tập “ Giáo trình kinh tế nông nghiệp ” của tác giả PGS.TS Vũ Đình Thắng, Hà Nội  năm 2006.
      * Bài “ Đột phá chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay ” của TS. Hoàng Xuân Nghiã, Viện nghiên cứu và phát triển KT-XH, Hà Nội.
      * Bài “ Sáu đột phá phát triển nông nghiệp ” của TS. Nguyễn Huy Phong,  Viện nghiên cứu phát triển KT-XH, tháng 01/2011.
      * Bài “ Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ” của PGS.TS Bùi Quang Bình, Đại học kinh tế Đà Nẵng
7- Bố cục của đề tài
        - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiệp.
        - Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn thời gian qua.
        - Chương 3: Phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn thời gian tới.
CHƯƠNG 1
      Nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ, theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản. Kinh tế nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề kinh tế của sản xuất nông nghiệp: mối quan hệ giữa người với người, tác động và sự vận động cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông nghiệp.
      Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có, đó là:
1.1.3. Vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp
a. Khái niệm phát triển kinh tế
       Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm tăng về quy mô sản lượng, sự biến đổi về cơ cấu KT-XH, một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó. Song, nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được nội dung cơ bản sau:
      - Sự tăng lên về qui mô sản xuất làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải, vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu hợp lý có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước.
b. Khái niệm phát triển kinh tế nông nghiệp
      Phát triển kinh tế nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất.
c. Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp
     Phát triển kinh tế nông nghiệp phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài, tăng nhanh sản phẩm nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển.
a. Phát triển kinh tế nông nghiệp về lượng
   * Tăng quy mô, sản lượng.
   * Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
   * Tăng trưởng các ngành trong nội bộ nông nghiệp.
b. Phát triển kinh tế nông nghiệp về chất
   * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý.
   * Hoàn thiện tổ chức sản xuất nông nghiệp.
   * Tăng năng suất nông nghiệp.
   * Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập lao động nông nghiệp.
   * Bảo vệ, tái tạo môi trường sống và sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Tiêu chí phát triển kinh tế nông nghiệp
      Quan điểm về phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp phổ biến là xác định rõ cả về những vấn đề định tính và định lượng của hoạt động kinh tế nông nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Về định tính, cần phải làm rõ vai trò của kinh tế nông nghiệp trong chiến lược và cơ cấu nền kinh tế quốc dân từng thời kỳ; tính chất, trình độ, hiệu quả của ngành nông nghiệp.Về định lượng, cần phải xác định rõ qui mô, cơ cấu, tốc độ, việc phân bổ các nguồn lực, các mục tiêu căn bản cần đạt được trong phát triển kinh tế nông nghiệp trong từng thời kỳ.
a. Tiêu chí định lượng
   * Giá trị sản xuất nông nghiệp.
   * Mức và tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp.
b. Tiêu chí định tính
   * Thay đổi tỷ lệ đóng góp của các ngành trong nội bộ nông nghiệp.
   * Hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
   * Năng suất nông nghiệp.
   * Việc làm và thu nhập lao động.
1.3.2. Yếu tố về thị trường
1.3.3. Yếu tố về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
1.3.4. Yếu tố về nguồn lực và hoạt động dịch vụ cho sản xuất
1.3.6. Yếu tố về các cơ chế, chính sách của nhà nước


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THỊ XÃ AN NHƠN THỜI GIAN QUA

2.1.1. Một số chỉ tiêu kinh tế các ngành của thị xã An Nhơn từ (2005-2010)  
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của thị xã An Nhơn từ (2005-2010)         
 Chỉ tiêu
2005
2007
2008
2009
2010
1-Tổng giá trị sản xuất GO (triệu đồng)
625.340
771.101
844.745
908.495
1.019.253
-Nông nghiệp
331.708
383.241
387.946
394.165
421.093
-Lâm nghiệp
5.179
5.815
5.074
5.155
4.698
-Thủy sản
2.572
3.296
3.085
3.078
2.655
-Công nghiệp
196.031
235.260
272.866
291.653
332.382
-Th/mại-dịch vụ
89.850
143.489
175.775
214.444
258.425
2- GO bình quân đầu người(triệuđồng/người)
3,48
4,30
4,72
5,08
5,59
            Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã An Nhơn từ (2005-2010)
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã An Nhơn từ năm (2005-2010)  
 Chỉ tiêu
2005
2007
2008
2009
2010
Giá trị sản xuất (GTSX)
(theo giá  SS)(%)
109,5
103,3
109,6
107,5
112,2
-Nông nghiệp
95,0
101,4
101,2
101,6
106,8
-Lâm nghiệp
113,8
113,0
87,2
101,6
91,1
-Thủy sản
85,5
111,5
93,6
99,6
86,3
-Công nghiệp
135,4
94,3
116,0
106,9
114,0
-Th/mại-dịch vụ
129,3
129,4
122,5
122,0
120,5
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)






Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã An Nhơn
                                             từ năm (2005-2010)      
                               
                       
2.1.3. Cơ cấu GTSX theo ngành của thị xã An Nhơn từ (2005-2010)
Bảng 2.3. Cơ cấu GTSX theo ngành của thị xã An Nhơn từ năm (2005-2010)  
TT
 Cơ cấu
2005
2007
2008
2009
2010
1
Ngành nông nghiệp(%)
52,50
49,82
49,70
45,25
43,50
2
Ngành lâm nghiệp(%)
0,74
0,55
0,32
0,38
0,31
3
Ngành thủy sản(%)
0,39
0,47
0,34
0,36
0,26
4
Ngành công nghiệp(%)
33,28
33,39
34,31
36,42
37,93
5
Ngành TM-Dvụ(%)
13,10
15,77
15,33
17,60
18,01
                  Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)







Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX theo ngành của thị xã An Nhơn từ năm (2005-2010)

 




  2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THỊ XÃ AN NHƠN
2.2.1. Thực trạng phát triển về mặt lượng
a.  Quy mô, sản lượng nông nghiệp
Bảng 2.4. Sản lượng cây trồng chính từ năm (2005-2010) thị xã An Nhơn
Loại cây trồng
ĐVT
2005
2007
2008
2009
2010
1. Cây lương thực






1.1- Cây lúa, Sản lượng
Tấn
83903,0
88332,3
84959,0
89762,1
95018,8
1.2- Ngô, Sản lượng
Tấn
3283,0
4555,9
4910,7
3879,0
4406,0
2. Cây chất bột có củ






2.1- Cây sắn, Sản lượng
Tấn
2826,0
4050,6
4120,0
3582,9
3791,5
3. Cây thực phẩm






3.1- Rau đậu các loại, Sản lượng
Tấn
18998,0
18564,9
16883,9
18395,8
18603,6
3.2- Đậu các loại, Sản lượng
Tấn
76,0
90,9
124,4
70,2
126,5
4. Cây CN hàng năm






4.1- Mía, Sản lượng
Tấn
12943,0
28881,6
19216,0
18550,0
21131,2
4.2 - Lạc, Sản lượng
Tấn
11433,9
1234,8
16883,9
18395,8
18603,6
         Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
Bảng 2.5.  Sản lượng đàn gia súc, gia cầm của thị xã An Nhơn
                                          giai đoạn (2005-2010)
TT
Đàn gia súc,
Gia cầm
ĐVT
Năm thực hiện
2005
2007
2008
2009
2010
1
Đàn trâu
con
1400
1275
1054
1065
1188
2
Đàn bò
con
29403
38374
29380
30050
29608
3
Đàn lợn
con
87473
86909
70356
73632
71222

- Lợn nái
con
19218
14323
18487
20026
16251
4
Đàn Dê
con
450
600
995
792
731
5
Đàn gia cầm
1000con
260
363
363
371,5
399,0

Tổng cộng

397.944
504.481
483.272
497.065
518.000
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)




Bảng 2.6. Sản lượng ngành lâm nghiệp của thị xã An Nhơn (2005-2010)        

2005
2007
2008
2009
2010
1-Tổng số gỗ khai thác rừng trồng (m3)
4.059
4.200
4.100
4.197
4000
2-Củi (stre)
4.853
4.950
4.980
4.998
4.900
3.Tre luồng (1000 cây)
330
370
375
380
370
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
   Bảng 2.7. Sản lượng ngành thủy sản của thị xã An Nhơn từ (2009-2011)            

Đơn vị
2009
2010
2011
1-Sản lượng khai thác
-Thủy sản nước ngọt (cá)
Tấn

217,6
210,0
229,7
2-Sản lượng nuôi trồng
Tấn
159,4
116,2
99,3
-Cá
Tấn
157,8
115,0
98,2
-Hải sản khác
Tấn
1,6
1,2
1,2
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)


b.  Giá trị sản xuất và tăng trưởng trong nội bộ ngành nông nghiệp
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thị xã An Nhơn (2005-2010) (theo giá hiện hành)
    
Năm
Tổng GTSX NN (Tr.đồng)
Nông nghiệp
Lâm Nghiệp
Thủy sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
2005
601.319
320.792
244.632
8.292
4.319
2007
832.59
408.333
371.988
8.944
7.711
2008
1.212.274
603.712
556.543
7.740
8.091
2009
1.171.069
524.705
580.762
9.738
9.076
2010
1.429.231
679.060
682.022
10.043
8.278
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)


Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp thị xã An Nhơn (2005-2010)
   Bảng 2.9. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của thị xã An Nhơn từ (2005-2010) (theo giá hiện hành)            

2005
2007
2008
2009
2010
Ngành nông nghiệp-TT.CN.DV (%)
97,89
97,99
98,68
98,39
98,70
Ngành lâm nghiệp (%)
1,37
1,08
0,63
0,82
0,70
Ngành thủy sản (%)
0,72
0,92
0,67
0,78
0,58
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
2.2.2. Thực trạng phát triển về mặt chất. a. Tổ chức sản xuất nông nghiệp (đất đai, lao động, vốn)
Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất của thị xã An Nhơn từ (2005-2010)                                                                                                                         

2005
2007
2008
2009
2010
1-Đất nông nghiệp (ha)
11.786
11.260
11.241
11.229
11.188
2-Đất lâm nghiệp (ha)
3.315
3.833
3.833
5.700
5.700
3-Đất N.T. thủy sản (ha)
17
17
17
17
17
4-Đất chuyên dùng (ha)
3.930
4.493
4.511
4.511
4.581
5-Đất khu dân cư (ha)
832
863
866
869
871
6-Đất chưa sử dụng (ha)
4.338
3.799
3.796
1.907
1.907
Tổng số
24.217
24.264
24.264
24.264
24.264
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
Bảng 2.11. Diện tích đất năm 2010 phân theo loại đất và chia theo phường, xã của thị xã An Nhơn        
                                
Tổng số
(ha)
Trong đó
Đất nông nghiệp (ha)
Đất lâm nghiệp (ha)
Đất chưa sử dụng (ha)
Tông số
24.264,4
11.188,1
5700,5
1.906,8
1-Bình Định
612,3
325,4
-
7,9
2-Đập Đá
507,1
270,1
-
1,8
3-Nhơn Mỹ
1,718,4
1.001,0
35,0
249,2
4-Nhơn Thành
1.269,3
675,2
-
252,0
5-Nhơn Hạnh
1.088,2
870,2
-
5,6
6-Nhơn Hậu
1.226,6
771,9
-
94,9
7-Nhơn Phong
825,3
629,0
-
18,2
8-Nhơn An
876,2
678,5
-
6,2
9-Nhơn Phúc
1.069,8
661,5
8,0
102,0
10-Nhơn Hưng
833,4
567,5
-
13,6
11-Nhơn Khánh
858,8
591,4
-
17,6
12-Nhơn Lộc
1.228,1
823,6
34,7
74,0
13-Nhơn Hòa
2.792,6
1.095,8
95,6
836,0
14-Nhơn Tân
6.150,6
1.232,8
3.870,6
221,4
15-Nhơn Thọ
3.207,7
994,4
1.656,6
6,4
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010)
Bảng 2.12. Dân số - lao động trong nông nghiệp của thị xã An Nhơn giai đoạn từ (2009-2011)                                                                                    

2009
2010
2011
1-Dân số trung bình (người)
178.724
179.091
179.718
2-Dân số trong độ tuổi lao động (người)
99.192
99.396
99.743
3-Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (người)
95.192
96.289
99.696
4-Lao động đang làm việc trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (người)
61.584
61.528
61.494
+Nông nghiệp
60.853
60.754
60.743
+Lâm nghiệp
346
382
352
+Thủy sản
385
392
399
5-Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn Bộ Lao động TB-XH
5,2%
8,6%
6,7%
Nguồn: Theo báo cáo hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội thị xã An Nhơn (2011)

     Bảng 2.13. Vốn ngân sách đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp
            (nông – lâm – thủy sản) thị xã An Nhơn giai đoạn (2005-2010)
STT
Năm
ngân sách
Tổng chi ngân sách(Triệu đồng)
Trong đó
Chi cho PT nông - lâm - thủy sản
Chiểm tỷ lệ/tổng chi (%)
1
Năm 2005
410.000
85.000
20,73
2
Năm 2006
638.000
150.000
23,51
3
Năm 2007
937.000
200.000
21,34
4
Năm 2008
1.042.000
250.000
23,99
5
Năm 2009
2.342.400
607.000
25,91
6
Năm 2010
2.456.000
770.000
31,35

Tổng cộng
7.825.400
2.062.000
26,35
Nguồn: Theo Phòng Tài Chính- Kế Hoạch thị xã An Nhơn (2005-2010)


b. Năng suất nông nghiệp
Bảng 2.14. Năng suất một số loại cây trồng chính của thị xã An Nhơn
                                     giai đoạn từ  (2005-2011)                                                                                    

Đơn vị tính
2005
2007
2008
2009
2010
2011
-Lúa
(tạ/ha)
49,4
56,0
58,1
56,7
60,1
61,5
-Ngô
(tạ/ha)
44,9
48,6
50,5
45,8
50,9
53,5
-Sắn
(tạ/ha)
227,2
270,0
270,0
270,0
269,8
271,1
-Mía
(tạ/ha)
521,5
703,2
530,5
527,3
600,7
620,9
-Lạc
(tạ/ha)
19,3
19,3
20,3
18,0
21,7
19,0
-Đậu tương
(tạ/ha)
18,7
20,0
19,8
15,2
18,8
20,7
Nguồn: Theo niên giám thống kê thị xã An Nhơn (2005-2010) và Theo báo cáo hệ thống chỉ tiêu
 kinh tế-xã hội thị xã An Nhơn (2011)



2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp thị xã An Nhơn
a. Những thành tích đạt được: Giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng; cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch đúng hướng.
b. Những tồn tại, hạn chế; Nguyên nhân tồn tại: Công tác quy hoạch, bố trí phân vùng sản xuất chưa được chú trọng đúng mức, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chưa phát triển; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp chậm; Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích thấp; Kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi phát triển chưa đồng bộ; Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình, trang trại sản xuất hàng hóa lớn chưa nhiều; Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao;
 2.3. TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
2.3.1. Tác động của yếu tố tự nhiên:
a. Vị trí địa lý;
b. Đặc điểm địa hình- thủy văn- khí hậu
c. Đất đai: Trong giai đoạn 2005-2010 đất nông nghiệp 17182.15ha,trong đó: Đất cho sản xuất nông nghiệp 11194.46 ha (chiếm 64,889%) đất nông nghiệp; Đất lâm nghiệp 5700.45 ha (chiếm 33,176%) đất nông nghiệp; Đất nông nghiệp khác 270.62 ha (chiếm 1,575%) đất nông nghiệp; Đất nuôi thủy sản là 16.62 ha(chiếm 0,0967%) diện tích nầy quá nhỏ so với tiềm năng của thị xã
2.3.2. Tác động của yếu tố thị trường
+ Thị trường đầu vào.
+ Thị trường đầu ra.

2.3.3. Tác động của yếu tố hệ thống kết cấu hạ tầng
a. Thủy lợi
b. Giao thông
c. Hệ thống cấp điện
2.3.4. Tác động của yếu tố đầu tư vào sản xuất, cung ứng dịch vụ
a. Vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
b. Lao động
c. Thiết bị, máy móc trong nông nghiệp và thâm canh tăng năng suất
2.3.5. Tác động của yếu tố năng lực chủ thể
2.3.6. Tác động của yếu tố cơ chế, chính sách nhà nước


                                 CHƯƠNG 3
   PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
          NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ AN NHƠN THỜI GIAN TỚI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ AN NHƠN
      Phát triển kinh tế nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa, khai thác tốt và hiệu quả các thế mạnh của địa phương về đất đai và nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-KT, đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, máy móc, thiết bị dụng cụ, đưa giống chất lượng cao vào sản xuất, thực hiện thâm canh, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, phát triển đa dạng các loại cây nông, lâm, công nghiệp và nguyên liệu.         
3.1.1. Phát triển ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
3.1.2. Phát triển ngành lâm nghiệp
3.1.3. Phát triển ngành thủy sản
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THỊ XÃ AN NHƠN
3.2.1. Giải pháp về điều kiện tự nhiên
3.2.2. Giải pháp về thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
3.2.3. Giải pháp về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
3.2.4. Giải pháp về tăng cường đầu tư và tổ chức lại hệ thống cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
3.2.5. Giải pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi
3.2.6. Giải pháp tăng cường năng lực cho nông hộ và định hướng tổ chức sản xuất nông nghiệp
3.2.7 Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp 
3.2.8. Giải pháp về cơ chế, chính sách của nhà nước
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


KẾT LUẬN   
  
     Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đã nghiên cứu và tổng kết được; tác giả cho rằng, đề tài đã khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông nghiêp; phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong thời gian qua phát triển kinh tế nông nghiệp; đồng thời tác giả đề xuất những giải pháp có tính chất khả thi, phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tới, góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện.